Cách Chăm Sóc Giày Patin

Các Bước Chăm Sóc Giày Patin

Có nhiều tai nạn sảy ra khi chúng ta chơi môn thể theo patin để giảm thiểu những tai nạn không đáng có này cần phải có ý thức bảo trì đôi giày trượt patin cẩn thận và thường xuyên

Phụ Kiện Patin Cần Được Chăm Sóc

Vòng bi (Bearings) – một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của đôi giày patin , quyết định sự thoải mái của bạn khi bạn lướt  trên 4 bánh xe. Dù là bộ phận bị che khuất, nhưng nó quyết định tốc độ, và quyết định cho những pha “phiêu ” của bạn trên các chuyến phưu lưu .

Những tác nhân làm ảnh hưởng đến vòng bi chủ yếu là cát, bụi và nước.

- Cát và bụi thường qua khe hở giữa tấm chắn bụi và vành vòng bi lọt vào bên trong, mài mòn bi và rãnh chạy bi rất nhanh chóng. Vì vậy, nếu vòng bi không được chăm sóc thường xuyên, lâu dần khi vận hành vòng bi sẽ phát ra tiếng rào rạo, trèo trẹo do cấn cát bên trong. Những người trượt với những vòng bi như vậy thường cảm thấy  “đôi giày patin của họ không thể lướt được ”, và khi họ trượt, tất cả bạn bè họ từ xa đều nhận thấy do âm thanh từ vòng bi phát ra.

- Nước khi thấm vào bên trong vòng bi, lại gây ra một hiệu ứng khác không kém phần nguy hại:

Mỡ tra vào bi sẽ hấp thụ độ ẩm, vón cục và không còn giữ chức năng bôi trơn, mà vòng bi thì không thể hoạt động lâu với trạng thái khô mỡ như vậy. Và skater sẽ sở hữu một vòng bi “sắp chết” rõ ràng không vui vẻ gì, điều này bạn có thể tự trải nghiệm.( Không Tin cứ thử coi :| )

Do việc tháo gỡ, rửa và tra mỡ vào vòng bi gồm nhiều bước, mất nhiều công sức , các cụ có câu " phòng bệnh hơn chữa bệnh " do đó  tốt hơn hết chúng ta nên giữ gìn tránh cho vòng bi lâu bị bám bẩn, bằng cách không trượt trên đường quá bẩn, đường có nhiều cát, đường ướt hoặc khi trời mưa.

Các Quy Tắc Nghiêm Cấm Khi Tháo Vòng Bi :

1. Làm sạch chúng mà không tháo gỡ bằng cách dùng ống nhỏ giọt nhỏ các loại dầu bôi trơn qua khe bearing.

2. Nhúng vòng bi trong dầu hỏa hoặc các dung môi khác.

3. Luộc chúng.

4. Trở về khi vừa dính mưa ( trường hợp này rất hay bị ) , chỉ đơn giản là tháo và ngâm vòng bi vào xăng trong một hai ngày. Sau đó bạn sẽ không thể rửa sạch xăng bằng nước thường, và cái vòng bi không may mắn kia sẽ bắt đầu gỉ sét. Nếu sau 2 ngày bạn đổ xăng cũ ra, cho xăng mới vào và quay thử, lúc đấy vòng bi đã bị chết và rất khó quay.

Hậu Quả Của Những Việc Làm Trên Đó Là

- Cát, bụi bẩn đọng lại dính với mỡ tra cũ chưa được rửa sạch trước khi tra mỡ mới.

- Tiếng kêu rào rạo kèm với sự mài mòn vòng bi.

Lúc này bạn cũng có sự lựa chọn là mua hẳn bộ vòng bi mới.

Chăm Sóc Vòng Bi

Nhưng hôm nay mình sẽ giúp các bạn chăm sóc chúng chỉ với chi phí cho 200-300 gram xăng.

- Bước 1 : Tháo gỡ vòng bi:

1. Tháo bánh xe khỏi trục.

2. Tháo vòng bi khỏi bánh xe bằng công cụ (thanh cứng hoặc tuốc-nơ-vít) có hình dạng gần như sau:

bạn sẽ khui vòng bi ra khỏi bánh xe theo cách sau :

Lưu ý : khi khựi tránh để tuốc-nơ-vít chọc vào tấm chắn bụi, vì đây là phần mềm của vòng bi, dễ bị lõm.

Sau khi lấy được vòng bi khỏi bánh xe, làm sạch đất cát bẩn bám bên ngoài vòng bi bằng tăm và bàn chải khô tránh để đất bẩn lọt ngược qua rãnh vào trong . Để tiếp tục bước tiếp theo, bạn cần xác định một điều quan trọng: vòng bi của bạn thuộc loại tháo được hay không tháo được (như đã trình bày ở trên).

- Nếu vòng bi của bạn thuộc loại không tháo được (không có vòng chữ C)

tốt hơn hết là đừng tiếp tục nếu không thật cần thiết, vì vòng bi loại này sẽ khó bẩn hơn, mỡ tra bên trong sẽ lâu khô hơn loại tháo được. Đồng thời, khi tháo loại vòng bi này, không tránh khỏi tấm chắn bụi của vòng bi sẽ bị biến dạng. Cách tháo loại vòng bi này sẽ được mình nói chi tiết trong bài sắp tới

- Nếu vòng bi của bạn thuộc loại tháo được (có vòng chữ C):

Để tháo gỡ loại vòng bi này trước tiên bạn xác định khe hở của vòng chữ C. Sau đó dùng kim nhọn (có thể dùng compa) bắt đầu từ khe này khui dần vòng chữ C ra khỏi vòng bi (chú ý vừa khui vừa giữ để lấy ra từ từ, tránh để vòng chữ C bắn đi mất – tớ đã bị rồi!!). Sau khi tháo được vòng chữ C ra, chúng ta dễ dàng khui tấm chắn bụi ra khỏi vòng bi.

RỬA VÒNG BI

Phần Này Rất Quan Trọng :D

Để rửa vòng bi, ta cần các nguyên vật liệu sau:

- Một lọ keo thủy tinh có nắp để đựng xăng ngâm vòng bi.

- Một phần chai nước ngọt được cắt ra (loại chai 1,5lít – tất nhiên, đã được làm sạch CocaCola hoặc Pepsi , soda , stings , bla bla ...  =))) cũng để đựng xăng rửa vòng bi.

- Thanh gỗ hoặc chiếc đũa cả (đũa lớn) để có thể sọt chặt vào lỗ vòng bi (như thịt xiên ý :> ) thèm quá :P

- 300-400 gram xăng

VÌ ta sẽ rửa vòng bi với xăng do đó . đề nghị ace tránh xa các vật dễ gây tránh nổ ví dụ như bật lửa , bếp ga ... tốt nhất ace hãy rửa vòng bi ngoài trời tránh tình trạng " lên bàn thờ " :<

 

Tại sao chúng ta lại chọn xăng? Vì nó là dung dịch tốt nhất để làm tan bất cứ loại dầu mỡ nào và rửa đi những cát bụi bẩn kèm theo. Một lời khuyên: chúng ta không dùng các dung dịch khác để rửa như cồn, dầu thông, dầu hôi (dầu hỏa),… vì các dung dịch này sẽ không rửa được triệt để mỡ cũ trong vòng bi.

Bây h mới bắt đầu nè :D

- Đầu tiên chúng ta ngâm các vòng bi (đã được tháo hoàn toàn tấm chắn bụi và vòng chữ C) trong lọ keo thủy tinh đựng xăng trong một thời gian ngắn (chú ý đọc lại điều 4 trong phần những điều không nên làm ở trên – “không được ngâm vòng bi vào xăng trong một hai ngày sau khi đi mưa”). Sau đó trong khi lọ keo vẫn đậy nắp, ta lắc mạnh lọ trong vài phút để cho mỡ cũ trong vòng bi tan vào xăng. Lấy các vòng bi ra và đổ xăng bẩn đi.

Lúc này cho xăng vào lọ nhựa (đáy chai nước ngọt), dùng đũa “xiên” vòng bi rồi thả vào lưng chừng nửa lọ. Dùng ngón tay quay vòng bi (vẫn dính vào đũa và ngập trong xăng). Khi quay, những cặn bẩn còn lại trong vòng bi sẽ trôi ra ngoài. Ta vừa quay vừa nhìn và lắng nghe xem vòng bi quay “ngon” chưa cho đến khi hết sạch cặn bẩn bám bên trong (khi vòng bi sạch có khi có thể quay được 10-15 giây trong xăng!). Lần lượt làm như vậy đối với các vòng bi còn lại. Đặt những vòng bi đã sạch trên tờ giấy sạch để phơi khô xăng, chuẩn bị cho bước tiếp theo: tra mỡ.

TRA MỠ

Mỡ dùng để tra vào vòng bi cần dùng loại mỡ bò dùng để tra vào vòng bi xe đạp: đây là mỡ dạng đặc quánh.

Loại dầu, nhớt lỏng được khuyên là không nên sử dụng ở đây, nhất là đối với thể loại fitness-free skating-street skating!

Trong trường hợp bất khả kháng phải dùng loại dầu này thì nên được tra thường xuyên (mỗi 60-100km trượt), nhưng hiệu ứng của nó cũng không cao. Và loại dầu này gần như vô tác dụng đối với các lọai vòng bi sau:

- ABEC 1 hoặc ABEC 3

- đã quá cũ

- vòng bi cho bộ môn aggressive

Mỡ bò không những có tác dụng bôi trơn vòng bi tốt hơn loại dầu, nhớt lỏng trên, mà còn bảo vệ vòng bi khỏi bụi, cát bẩn lọt vào.

Chú ý khi bôi mỡ nên tập trung bôi vào phần tiếp xúc xung quanh bi, bôi đều tất cả các bi (7 bi), rãnh chạy bi trên vành trong và vành ngoài. Không nên bôi quá nhiều hoặc bôi một cục quá lớn, có thể bị tràn ra ngoài khi ta đậy tấm chắn bụi.

Cuối cùng chỉ là những công đoạn ngược lại: đậy tấm chắn bụi, lắp vòng chữ C, lắp vòng bi vào bánh xe, lắp bánh xe vào giày patin và…tận hưởng!!

Việc chăm sóc vòng bi kết thúc ở đây, chúc các bạn thành công, hài lòng với những vòng bi của mình đã trở-lại-như-mới!!

GiayPatinvn.com - Nơi Khơi Dạy Niềm Đam Mê

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
21-12-2014 20:47:02 01633113765

A oi cho e hoi là minh j patin dưới troi mua.jo mjh phai lam seo cho no k bj ri vong bi ạ.

Trả lời

 
14-03-2013 11:07:14 0963504482

anh ơi mún bôi trơn x5 thì dùng mỡ bò hay dầu tra patin ở cửa hàng đang bán hả anh . mà dùng mỡ lợn đk ko

Trả lời

14-03-2013 11:38:49 ngoc tram

tốt nhất nên sử dụng dầu chuyên dụng b à

Trả lời


 
21-02-2013 10:36:06 0976214488

cam on a nhe.e dang muon mo san patin nhung k bit don vi lao lam mat san co uy tin nhi, chi rum e voi.e cam on

Trả lời

23-02-2013 19:11:32 Shop Hà Sơn

cái làm sân patin này cũng dễ thôi bạn à . mình nghĩ đội xây dựng nào cũng làm được . b chỉ cần mô tả hoặc cho họ xem hình là họ biết làm ngay .

Trả lời